Cách 1: Từ chối sự cám dỗ
Từ chỗi được sự cám dỗ là điều đầu tiên rất quan trọng để thực hiện kỷ luật. Đó là bạn cố gắng làm sao loại bỏ mọi phiền nhiễu từ môi trường xung quanh.
Nói thì dễ lắm nhưng thực hiện thì không hể đơn giản như vậy đâu.
Bạn thử nghĩ xem, để bỏ việc ăn vặt thì chúng ta nên làm gì? Đó có phải là chúng ta phải ăn no, ăn đủ chất trước đã, xong mới tính đến chuyện bỏ đúng không. Phải vậy rồi. Chúng ta nên thực hiện mỗi ngày một ít cho đến kia chúng ta làm những việc đó nhưng không cảm thấy khó chịu gì cả. Hay việc dậy sớm mỗi ngày thì sao? Chúng ta cũng cần duy trì đi ngủ sớm để có đủ giấc ngủ, thì sau đó mới dậy được sớm đúng không nào. Dĩ nhiên không đi ngủ sớm vẫn có thể dậy được, nhưng sẽ không duy trì được lâu vì cơ thể sẽ không cho phép đâu đúng không? Vậy nên hãy tập mỗi ngày một ít, sẽ có lúc cơ thể bạn quen và thoải mái, bạn sẽ không cảm thấy khó chịu mỗi khi dậy sớm.
Ngoài ra để có sự tập trung hiệu quả bạn nên sắp xếp gọn gàng đồ đạc trong nhà, tránh bị phân tâm về mặt trang trí.
Học Thiền hoặc Yoga cũng sẽ rất hiệu quả trong việc tăng sự tập trung cả về tâm trí lẫn nhiều lợi ích khác về sức khỏe và tinh thần đó.
Cách 2: Đừng đợi chờ cho đến khi "cảm thấy đúng"
Charles Duhigg, tác giả của The Power of Habit giải thích rằng hành vi thói quen được truy nguồn từ một phần não gọi là hạch nền - một phần của não liên quan đến cảm xúc, mô hình, và những kỷ niệm. Quyết định, mắt khác được thực hiện trong vỏ não trước trán, một khu vực hoàn toàn khác.
Bộ não chúng ta được lập trình để tuân theo những thói quen và chống lại những gì mà làm khác đi với những thói quen đó. Vậy giải pháp là gì để loại bỏ những thói quen xấu bây giờ?
Chấp nhận sự xung đột này, thừa nhận rằng sẽ mất thời gian cho chế độ mới đến khi bạn cảm thấy điều đang làm là tốt, là tự nhiên phải như vậy. Giữ vững kiên định và bạn sẽ có những thói quen tốt.
Cách 3: Lên lịch trình nghỉ ngơi, kỷ luật cũng như tự thưởng cho bản thân.
Kỷ luật không có nghĩa là bạn cần hoàn toàn cứng nhắc thay đổi. Trong thực tế, việc quá cứng nhắc này đôi khi lại gây ra tác dụng ngược lại, và làm ta lại trở về với những thói quen cũ. Vậy nên cũng cần hài hòa thay đổi, có những quãng nghỉ nên cảm thấy thực hiện nó quá khó khăn. Việc rèn luyện tính kỷ luật cho bản thân là vô cùng khó khăn nên nếu làm được việc đó thì hãy tự thưởng cho mình một điều gì đó làm động lực.
Cách 4: Tha thứ cho mình và tiến lên phía trước
Những suy nghĩ mới, những thói quen mới sẽ luôn luôn không đi theo kế hoạch của bạn, sẽ có những thành công tuyệt vời hay những thất bại thảm hại. Điều quan trọng là luôn luôn nghĩ về phía trước, khi gặp trở ngại hãy cố gắng tha thứ và vượt qua nó.
Những cảm giác như tội lỗi, tức giận, thất vọng sẽ mãi mãi chỉa là cảm xúc mà thôi. Thay vào đó, hãy sử dụng những khó khăn, trục trặc này để cải thiện tính kỷ luật, lấy làm bài học cho tương lai. Hãy tha thứ cho bản thân!
Cách 5: Tự đưa ra cam kết.
Không chỉ là viết ra mục tiêu và giá trị của bản thân. Bạn cần phải có sự cam kết bên trọng chính bản thân đối với những điều đó. Nếu không, khi chuông đồng hồ reo lúc 5h sáng thì bạn sẽ chẳng ngại gì bấm nút tắt và tự nhủ "thêm 5-10 phút nữa thôi". Hoặc khi nhiệt huyết và tinh thần ban đầu đã đi xuống, bạn sẽ thấy rất khó khăn để hoàn thành đến cuối kế hoạch của mình.
Nếu bạn đang giằng co với sự cam kết, hãy quả quyết rằng bạn cần theo đuổi những gì mình đã nói là sẽ làm - bao gồm lúc bạn nói như thế và cách bạn đã cam kết.
"Thời gian tốt nhất để dựng lên một kỷ luật mới là khi ý tưởng vẫn còn mạnh mẽ." -Jim Rohn
Chúc bạn kỷ luật bản thân thật tốt, đạt được những dự liệu mà mình đề ra nhé!
Nguyễn Văn Đôn™
0 Nhận xét